Mục lục:
Liệu tương lai của công nghệ và tất cả mọi xử lý trên Internet có phải là Blockchain hay không? Theo phát ngôn của tỷ phú Vitalik Buterin, ông cho rằng tương lai của Internet nằm ở công nghệ blockchain và Facebook có thể đã sai khi đặt cược vào vũ trụ ảo metaverse.
Vậy Blockchain sẽ đe dọa Facebook và Twitter không?
Trao đổi với Bloomberg về tương lai Internet và tiền điện tử, Vitalik Buterin, đồng sáng lập Ethereum nói: “Mark Zuckerberg rõ ràng đang cố gắng dự đoán tương lai tiếp theo của Internet khi theo đuổi metaverse. Tuy nhiên trước khi nửa còn lại của thế giới đi theo một hướng khác, Facebook có thể bị bỏ lại trong cát bụi mà thôi”. Tuy vậy, Buterin cũng lưu ý là dự án tiền điện tử Libra đang được Facebook hậu thuẫn và có dự tham gia của Zuckerberg.
“Có nhiều ngờ vực đối với Facebook. Vì vậy, việc xây dựng một nền tảng của riêng mình không phải là ý tưởng hay”, cha đẻ Ethereum nói. Thay vào đó, ông cho rằng CEO Facebook nên xây dựng dự án tiền số và vũ trụ ảo trên nền tảng blockchain hiện có.
Buterin nhận định công nghệ blockchain là mối đe dọa lớn với Facebook, Twitter và các mạng xã hội khác. “Các công ty lâu đời có thể thua các công ty mới nổi. Tôi cũng đang có những kế hoạch lớn hơn cho mạng Ethereum. Trong vòng 5 -10 năm nữa, hy vọng metaverse sẽ hoạt động ổn định trên nền tảng blockchain”, tỷ phú 9x nói.
Nhận định của Zuckerberg như thế nào về vũ trụ ảo metaverse:
Trái với nhận định của Buterin, Zuckerberg cho rằng vũ trụ ảo metaverse sẽ được xây dựng trên công nghệ thực tế ảo. Ở đó, con người có thể xem thông tin theo thời gian thực ngay trước mắt, cập nhật tình trạng giao thông, mức độ ô nhiễm không khí trong khu vực sinh sống… Theo CEO Facebook, trong vũ trụ ảo, con người có thể thoải mái ngắm nhìn và cảm nhận tương tác trong không gian 3D với sự hỗ trợ của kính thực kế tăng cường (AR). Người dùng thậm chí có thể mua sắm, trao đổi trong metaverse bằng một loại tiền riêng.
Theo Bloomberg, Facebook thiếu hai yếu tố để xây dựng metaverse. Một là chất bán dẫn tiên tiến, hai là các công cụ phần mềm. Công ty dùng chip có sẵn của Qualcomm cho các thiết bị VR, trong khi Apple đang phát triển chip của riêng mình. Về phần mềm, Facebook thua xa những công ty như Epic Games, Nvidia vốn đã tạo ra nhiều công cụ mô phỏng thế giới ảo. Để chuyển đổi thành vũ trụ ảo như kỳ vọng, ngoài việc chi số tiền khổng lồ, Facebook còn phải phát triển các kỹ thuật vốn mất nhiều thập kỷ để xây dựng. Đây là bài toán khó nhằn mà các nhà lãnh đạo Facebook phải giải quyết nếu muốn đi đầu trong việc tạo lập metaverse.
Mark Zuckerberg cũng thừa nhận luôn có thách thức mới trong việc duy trì một không gian an toàn, lành mạnh, dù là dạng 2D hay 3D. Theo ông, để giải quyết triệt để những trường hợp vi phạm không dễ, mục tiêu chung là giảm thiểu thiệt hại và duy trì chiều hướng tích cực.