Mục lục:
Khi được hỏi USDT là gì, rất nhiều bạn khi mới tham gia vào thị trường tiền điện tử đều hiểu chưa đúng về loại đồng điện tử này. Bài viết này Cryptocoin24h sẽ cung cấp những thông tin cơ bản, cần thiết và chi tiết nhất để lý giải một cách tường tận USDT là gì và cách thức hoạt động của USDT.
USDT là gì?
USDT là gì? USDT (hay Tether coin) là đồng tiền điện tử có giá trị được đảm bảo bằng USD theo tỷ lệ 1:1 do Tether Operation Limited phát hành vào năm 2014.
USDT được thiết kế với mục đích tăng thanh khoản và giảm thiểu tối đa sự biến động về giá. Bởi vậy nó trở thành một phương tiện lưu trữ an toàn và trao đổi ổn định thay vì một hình thức đầu tư mang tính đầu cơ.
Kể từ khi ra mắt, USDT là đồng Stablecoin phổ biến nhất trên thị trường Cryptocurrency với mức vốn hoá lên tới hơn 60 tỷ USD. Mặc dù đã xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường Stablecoin như USDC, BUSD, DAI,… nhưng USDT vẫn là đồng stablecoin chiếm thị phần lớn nhất (lên tới hơn 60%), bỏ xa vị trí số 2 là USDC với chỉ khoảng 20%.
Mục đích của đồng USDT là gì?
Để trả lời cho câu hỏi mục đích của đồng USDT là gì, thì USDT được dùng để lưu trữ, giao dịch và trao đổi thành các đồng coin khác trong thị trường.
Nhờ áp dụng công nghệ blockchain, USDT sở hữu mọi ưu điểm nhằm mục đích khắc phục hạn chế trong vấn đề về thanh toán của các loại tiền tệ hiện nay. Nó giúp việc chuyển tiền tệ giữa các quốc gia trở nên dễ dàng hơn, tiết kiệm chi phí cũng như đảm bảo tính bảo mật người dùng.
Ngoài ra, khi Bitcoin và các động Altcoin khác đều bị ảnh hưởng và biến động mạnh, thì USDT chính là một hầm trú ẩn an toàn để đảm bảo cho tài sản của người dùng không bị tổn thất nhiều nhờ vào đặc tính ổn định của mình mà trong thời kỳ khủng hoảng của thị trường.
Cách thức hoạt động của USDT
Đồng USDT hoạt động đơn giản như sau:
- Bước 1: Dùng tiền mặt để mua đồng USDT.
- Bước 2: Lúc này Tether sẽ sản sinh ra 1 Token tương tự. Đồng USDT bạn mua được định giá tương đương với giá trị 1 USD bạn nạp.
- Bước 3: Bạn có thể giao dịch thoải mái, mua, bán trao đổi 1 cách thoải mái.
- Bước 4: Bạn không thích chơi nữa nên bạn sẽ bán đồng USDT của mình cho Tether để rút tiền thật, hoặc rao bán cho một sàn hoặc một người nào đó.
- Bước 5: Nếu bạn muốn bán lại cho Tether thì Tether sẽ trả tiền lại cho bạn và hủy vĩnh viễn Token đó.
Cơ hội đầu tư với USDT
Stablecoin là một mảnh ghép rất quan trọng trong bất cứ hệ sinh thái nào. Hiện nay USDT chiếm phần vốn hoá lớn trên thị trường Stablecoin, nên việc theo dõi các số liệu về USDT có thể đánh giá được phần nào sự dịch chuyển của dòng tiền.
Bạn có thể theo dõi các số liệu sau để dự phóng dòng tiền:
- Vốn hoá của USDT
- Tốc độ tăng trưởng vốn hoá
- Khối lượng giao dịch USDT trên hệ sinh thái
Phân loại USDT trên các Blockchain
Sau nhiều năm hình thành và phát triển, Tether đã phát hành các phiên bản USDT trên nhiều nền tảng khác nhau bao gồm Tron, Ethereum, EOS, Liquid, Alrogand, Solana,… Trong đó, 2 nền tảng được chú ý nhiều nhất là Tron và Ethereum.
USDT trên Ethereum
Vào tháng 09/2017, Tether đã quyết định phát hành USDT trên nền tảng của Ethereum theo tiêu chuẩn ERC20. Giá trị của USDT trên nền tảng của Ethereum hiện tại đạt hơn 2 tỷ đô.
USDT trên Tron
Sau khi phát hành USDT trên Ethereum, Tether đã phát hành thêm USDT theo tiêu chuẩn TRC-20 của Tronvào ngày 16/04/2019.
USDT trên nền tảng khác
Các phiên bản USDT khác:
- USDT – Omni: Phiên bản USDT đầu tiên, được phát hành vào ngày 06/10/2014 trên lớp Layer Omni của Bitcoin Blockchain.
- USDT – EOS: Được phát hành vào ngày 31/05/2019 trên nền tảng EOS.
- USDT – Liquid: Được phát hành vào ngày 29/07/2019 trên nền tảng Liquid.
- USDT – Solana: Được phát hành vào ngày 09/12/2020 trên nền tảng Solana.
- USDT – Alrogand: Được phát hành vào ngày 10/02/2020 trên nền tảng Alrogand.
Cách phân biệt địa chỉ ví USDT trên từng Blockchain
USDT được triển khai trên rất nhiều Blockchain khác nhau, hơn nữa nơi để kiểm tra giao dịch USDT sẽ khác nhau trên mỗi Blockchain khác nhau. Bởi vậy bạn cần phải biết cách phân biệt Address trên từng Chain để tránh việc thất lạc.
Khi thực hiện chuyển USDT từ sàn giao dịch đến các ví Non-Custodial, hoặc giữa các ví Non-custodial với nhau thì có một số điểm anh em cần lưu ý:
- Địa chỉ gửi và nhận cần phải cùng Blockchain.
- Đặc biệt chú ý tới thao tác nạp rút trên các sàn giao dịch cần chú ý tới Blockchain đang dùng để gửi/nhận token.
- Khi thực hiện chuyển tiền cần chú ý kiểm tra lại địa chỉ nạp rút có chính xác không.
Dấu hiệu phân biệt địa chỉ ví của một số Blockchain hỗ trợ USDT phổ biến:
Chú ý: Các mạng lưới như Binance Smart Chain, Matic (Polygon), Heco, Fantom, Avalanche C-chain,… sử dụng máy ảo Ethereum nên sẽ có địa chỉ ví giống với ERC-20.
Kết luận
Nếu bạn quyết định tham gia vào thị trường tiền điện tử thì vẫn nên mua USDT để dự trữ vì nó sẽ là vũ khí lợi hại giúp bạn tránh tổn thất khi thị trường biến động mạnh. Hy vọng bài viết về ” USDT là gì? Những thông tin cần nắm về stable coin USDT” có thể giúp bạn đọc hiểu sâu hơn về USDT và đưa ra các chiến lược đầu tư đúng đắn.
Những câu hỏi thường gặp về USDT là gì?
Tại sao nên mua USDT?
Ổn định giá
Thời gian giao dịch nhanh
Phí giao dịch hấp dẫn
Tính minh bạch
Sử dụng USDT có mất phí không?
Một khi lên các sàn giao dịch như Poloniex hay Bittrex, USDT có thể được sử dụng để mua Bitcoin và các đồng crypto khác. User cũng sẽ dễ dàng chuyển USDT từ một sàn giao dịch tới bất cứ ví điện tử Omni Layer nào.
Giao dịch qua Tether là hoàn toàn miễn phí, cho dù các ví hay các sàn khác có thể sẽ tính phí một lần. Để chuyển đổi từ USDT sang đồng USD hay ngược lại qua Tether.to Platform, user phải trả một khoản phí nhỏ.
Mua bán USDT ở đâu an toàn, uy tín?
Hiện nay có rất nhiều sàn giao dịch USDT uy tín như Huobi, Remitano, Binance, muabnanhnh.io,… thế nhưng khá đắt và chi phí cao. Để đảm bảo an toàn và tiết kiệm bạn có thể tham khảo mua trên sàn giao dịch Bitcoin Việt Nam